Trả lời:
Đây là một số kinh nghiệm làm gia sư có thể giúp bạn
1. Buổi đầu tiên làm gia sư:
Buổi dầu tiên là vô cùng quan trọng nó như là chìa khóa mở rộng niềm tin cho phụ huynh và học sinh.
- Bạn nên trao đổi phương pháp giảng dạy, mục tiêu phấn đấu, kết quả đạt được trong trương lai cho phụ huynh và học sinh.
- Nên có mọt bài test ngắn đẻ nắm rõ ưu- nhược của học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Dành 10-15 phút để giao lưu và lắng nghe và chia sẻ những vướn mắc của học sinh.
- Tạo sự đồng cảm giữa học sinh để học sinh cảm nhận bạn vùa là một người thầy vừa là người bạn.
- Luôn giữ một tác phong gọn gàn, nói chuyện hòa đồng vui vẻ, dễ gần, tránh cau có vì như thế học sinh sẽ cảm thấy bạn khó gần.
2. Đối với các học trò nghịch ngợm, không hợp tác:
- Không nên quá khắc khe đối với các học trò vì như thế sẽ càng làm cho các bạn không hợp tác. Bạn nên “lấy lòng” các học trò của mình nhưng không phải có một nội quy chung giữa thầy và trò.
- Lồng ghép các trò chơi, hoạt động, câu chuyện vào bài học để các bạn không thấy nhàm chán, cứng nhắc.
- Đến khi học sinh hoàn toàn tin tưởng bạn, bạn có thể hướng các bạn theo hướng giảng dạy mà bạn muốn.
3. Tạo thiện cảm cho các bậc phụ huynh.
- Ăn mặc gọn gàng đúng đắn vừa giúp bạn tự tin, nói chuyện hòa đồng, vui vẻ vừa tạo thiện cảm cho các bậc phụ huynh
- Đi và về đúng giờ, nếu bạn bận có thể xin phép hụ huynh trước một ngày học chậm nhất là 8h trước khi bắt đầu giờ dạy của bạn.
- Bạn nên chăm chỉ, đi dạy đều đặn và hạn chế nghỉ dạy.
- Hằng tháng phải trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các bạn về các ưu điểm, hạn chế và sự tiến bộ của các bạn để chứng tỏ bạn biết cách giảng dạy làm cho con họ tiến bộ và thay đổi.
Quan trọng nhất là bạn phải chuẩn bị bài kỹ, có thể dạy thử trước khi đến lớp dạy cho trò những kiến thức đúng với phương pháp dễ hiểu nhất để trò có thể tiến bộ trong học tập. Chúc bạn thành công!